Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

PHƯƠNG PHÁP HỌC PIANO CHO TRẺ CHƯA BIẾT CHỮ

PHƯƠNG PHÁP HỌC PIANO CHO TRẺ CHƯA BIẾT CHỮ


Mến chào bạn!


Mình đã đọc được nhiều những tâm sự, được tiếp xúc và nói chuyện với các quý phụ huynh về việc cho con đi học đàn được không, khi bé vẫn chưa biết đọc, biết viết.


Chơi đàn piano là một hình thức giải trí lành mạnh, âm nhạc sẽ giúp con chúng ta quên hết mệt mỏi, tận hưởng những niềm vui, thư giãn trong cuộc sống, giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời giúp bé tránh xa sự cám dỗ của những trò chơi vô bổ khác.


Điều này, qua tìm hiểu nên chắc hẳn các mẹ cũng đã nắm rất rõ khi quyết định cho con đi học đàn.



Thùy Trang - Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại Upponia


An Nhiên Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại Upponia





Nhưng đối với trẻ chưa biết chữ, thì học có khó không?


Đàn piano là một môn học khác hẳn với các môn học khác. Bởi âm nhạc có ngôn ngữ, cách dạy và học khác với các môn học trên lớp của bé.


Âm nhạc được hiểu và nhận biết qua các bạn nốt nhạc trên phím đàn và vị trí nốt nhạc trên dòng kẻ. Âm nhạc có một ngôn ngữ riêng và đặc biệt mà ai cũng có thể học được, ai cũng có thể chơi được dù chưa biết đọc, biết viết.


Ở độ tuổi từ 3 - 6 tuổi, là một độ tuổi vàng để cho bé tiếp xúc với âm nhạc. Tuy các bé, học sẽ không hiểu sâu và học chắc như người lớn chúng ta. Nhưng học đàn ở độ tuổi này sẽ đem lại những tác dụng bất ngờ mà chắc chắn sẽ làm các mẹ ngạc nhiên rất nhiều.


Mời các quý phụ huynh tham khảo và tìm hiểu vè những lợi ích từ việc học đàn mang lai cho bé TẠI ĐÂY.



Xuân Nhi 5 tuổi Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại Upponia
Phương Anh - Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại Upponia



Phương pháp học đàn piano cho bé chưa biết chữ?


Trẻ học đàn piano sẽ được học mà chơi, chơi mà học. Đây là phương pháp để thu hút, duy trì đam mê và giúp trẻ yêu thích học đàn piano hơn nhưng vẫn đêm lại hiệu quả tốt nhất cho các bé.


Phương pháp học mà chơi, chơi mà học là một phương pháp như thế nào?


Mục đích các mẹ cho bé đi học đàn piano là để làm gì? Vâng, đó chính là để bé có thêm một môn giải trí, để giúp thư giản, vui tươi hơn trong cuộc sống.


Vậy, việc học đàn, tới lớp học đàn hay bé tự tập luyện tại nhà, cũng sẽ là những phút giây thư giãn, giải trí dành cho bé. Phương pháp học mà chơi, chơi mà học là một cách dạy dành riêng cho các bé.


Trong mỗi giờ học cô giáo sẽ lồng ghép các trò chơi, hình ảnh, đố vui hay tô màu để các bé yêu thích đàn piano hơn.



Thảo Vy - Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia.


Thanh Ngân - Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia.


Đối với các bé khả năng tập trung sẽ không lâu, thông thường từ 5 - 10 phút mỗi lần.


Mỗi lần bé tập trung đàn được 5 - 10 phút, cô sẽ cho bé nghĩ giải lao và giờ nghĩ đó, bé sẽ được các trò chơi như: Vẽ nốt tô màu ( để bé nhớ vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc), sau đó là trò chơi trốn tìm, đọc tên nốt nhạc ( giúp bé nhận biết nốt và nhớ tên nốt nhạc ).


Ngoài ra, bé sẽ được đàn và hát những bản nhạc mà bé chơi được.


Đối với các bé chưa biết chữ, các quý phụ huynh hãy tạo cho bé một môi trường âm nhạc gần gũi với các bé như cho bé nghe nhạc, học đàn chung với bé, chơi cùng với bé và khích lệ, khen ngợi khi bé đọc đúng một nốt nhạc, vẽ đúng nốt hay đàn được một bài nhạc nào đó.



An THuyên - Lớp học piano cho trẻ em ở Thủ Đức tại Upponia


Trẻ nhỏ, tuy là chưa biết đọc biết viết, nhưng lại có một trí nhớ rất là tốt, bé chỉ cần nhớ vị trí nốt nhạc, đọc được nốt là bé có thể học và chơi được đàn ngay ở độ tuổi còn rất là nhỏ.


Nếu như các quý phụ huynh đến đây, tiếp xúc với các  thiên thần nhỏ đang học tại Trung Tâm Âm Nhạc Upponia, các bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi thấy các bé nhỏ chỉ 4 tuổi thôi đã có thể chơi đàn piano được rồi.


Tại trung tâm, định kì 3 tháng sẽ tổ chức chương trình biểu diễn cho tất cả các học viên ở trung tâm . Từ các bé nhỏ 3 tuổi cho đên các bác 60 tuổi. Những buổi buổi diễn như vậy sẽ rèn cho các bé sự tự tin thể hiện mình trước đám đông.


Hãy cho bé tiếp xúc với âm nhạc ngay từ bây giờ, âm nhạc sẽ là cầu nối giúp con bạn đi đến thành công.

Mọi sự liên hệ xin vui lòng thông tin về Trung tâm âm nhạc Upponia. Cơ sở 1 số 149 Linh Đông, Thủ Đức. Cơ sở 2 số 3 Lý Tế Xuyên, Thủ Đức. Số điện thoại 0937.557.847 (Cô Thọ). Rât vui được hỗ trợ quý phụ huynh trong việc giáo dục và nuôi dưỡng con nên người.


Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

ÂM NHẠC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

ÂM NHẠC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ


Mến chào bạn!

Âm nhạc là một món quà vô giá mà nhân loại tạo ra. Âm nhạc có thể giúp mỗi người chúng ta cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng thì nó cũng sẽ có tác dụng tương tự như vậy với trẻ nhỏ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, âm nhạc kích thích sự phát triển toàn diện về trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm sẽ ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sự phát triển tinh thần, thể chất cũng như có cái nhìn thân thiện và tích cực hơn trong cuộc sống.





Nguyễn Chấn - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Trung Tâm Âm Nhạc Upponia.


  1. Âm nhạc sẽ giúp bé sáng tạo hơn.

Tác dụng thần kì đầu tiên của âm nhạc phải kể đến khả năng kích thích sự sáng tạo, phát triển não bộ của trẻ.

Các quý phụ huynh chắc hẳn sẽ biết ở độ tuổi búp măng, các bé rất là hồn nhiên, trong sáng và nhân cách, tình cảm, suy nghĩ của bé sẽ phát triển ở những năm đầu đời.

Một đứa trẻ ngoan là một đứa trẻ có một môi trường sống tốt ngay từ nhỏ. Với các bé, sự sáng tạo và kích thích trí não hằng ngày bằng cách vừa học vừa chơi với âm nhạc sẽ mang lại hiệu quả khiến các mẹ bất ngờ đấy.



Thanh Mai -  Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Trung Tâm Âm Nhạc Upponia.

2. Âm nhạc giúp bé tự tin thể hiên mình.

Đơn giản như bé học hát, bé thích hát thì các mẹ hãy khuyến khích bé hát trước mọi người để bé tự tin hơn.

Bé thích đàn, hãy để bé đàn và hát, thể hiện tài năng, sở thích âm nhạc của mình.
Đàn Piano có thể giúp bé phát triển toàn diện nhất, đặc biệt về nhân cách, sự tập trung, kiên trì và sự tự tin của bé.

Hãy cho bé tham gia các lớp học nhạc, học đàn thường xuyên có tổ chức các buổi biểu diễn để rèn cho bé tính tự tin ngay từ khi con nhỏ.




Hoài Phúc - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức  tại Upponia


3. Âm nhạc sẽ giúp trẻ kết nối với thế giới, bạn bé và gia đình.

Khi âm nhạc giúp người lớn chúng ta giải tỏa căng thẳng, áp lực, strees trong công việc. Thì đối với trẻ nhỏ, âm nhạc sẽ giúp bé giải phóng những lo lắng trong cuộc sống, học tập bằng cách kết nối với mọi người xung quanh.

Âm nhạc sẽ là một chiếc cầu nối sẽ nối bé lại gần với mọi thứ xung quanh hơn.

Các ba, các mẹ hãy định hướng và cho bé đi học một loại nhạc cụ gì đó mà bé yêu thích. Không chỉ giúp bé sau này có thêm tài lẻ mà còn giúp bé rất nhiêu trong quá trình phát triển hoàn thiện bản thân.



 Phương Anh - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia


4. Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, kiên trì cho bé.

Các bé chơi nhạc từ nhỏ có học lực vượt trội hơn những bé không biết chơi hoặc không thích âm nhạc. Đây không phải là lới nói suông nữa, mà đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Việc bé học được một bài hát, hay đàn được một bản nhạc piano, đòi hỏi ở bé phải có sự tập trung, trí nhớ tốt và sự kiên trì mới có thể hát và chơi được.

Chơi được đàn, bé phải tập trung mắt, hai tay, chân giữ nhịp và một trí nhớ để ghi nhớ nốt và giai điệu bài hát. Cứ như thế, những hoạt động như vậy được lặp đi lặp lại  hằng ngày khi bé học và đàn nhiều bản nhạc piano với cấp độ từ dễ đến nâng cao. Trí não, sự tập trung và kiên trì của bé sẽ được rèn luyện theo các bản nhạc mà bé chơi được.




Thảo Vy -  Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia

5. Âm nhạc giúp bé tăng cường năng lực não bộ
Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, âm nhạc tác động chủ yếu lên vùng não bộ liên quan đến khả năng đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm.
Một đưa trẻ bình thường khi tiếp xúc với âm nhạc sớm sẽ hỗ trợ được bé rất nhiêu trong việc học tập. Kết quả quả học tập sẽ cao hơn các bé không được tiếp xúc với âm nhạc.
Các ba, các mẹ thấy đấy âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng đối với con trẻ. Dù là bé còn trong bụng mẹ, cũng cần được nghe nhạc để giúp bé phát triển hơn.

Thì ngay bây giờ, bạn hãy chọn cho con mình một môn nhạc cụ mà bé yêu thích, sau đó động viên khích lệ để bé có thể học và chơi được nhạc cụ đó. Các quý phụ huynh hãy cùng chúng tôi hãy tạo cho bé niềm đam mê yêu thích khi tiếp xúc với âm nhạc.
Có âm nhạc sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ chịu và hạnh phúc hơn!

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI HỌC PIANO VÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI HỌC PIANO VÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG



Mến chào bạn!


Ngày xưa, đàn piano được coi làm một môn học chỉ có giới thượng lưu mới có thể học và chơi được. Nhưng với cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Chiếc đàn piano đã trở nên gần gũi và được nhiều người lựa chọn theo học để giải trí.


Nhưng sự thật thú vị và sự khác nhau giữa người chơi đàn piano và người không chơi đàn không phải ai cũng biết. Có rất nhiều điều thú vị xoay quanh vấn đề này.


Những người chơi được đàn piano, họ phải tập đi tập lại và dành một thời gian nhất định trong ngày để luyện tập. Trong quá trình luyện tập tuy chưa chơi được điêu luyện và đạt đến trình độ cao. Nhưng bạn hãy nên thưởng thức chúng từ ngay những giai điệu ban đầu.

Cũng như nhưng người nghệ sĩ biểu diễn piano, bàn tay lướt trên phím đàn, giai điệu vang lên, cảm xúc dâng trào đem đến cho người nghe một cảm giác thích thú và đầy ngưỡng mộ.






Lớp học piano cho người lớn tuổi - Anh Uy - Thuyền Viễn Xứ 



Hãy coi mình như một người nghệ sĩ piano thực sự, thưởng thức, hào hức và hạnh phúc với bản nhạc mình chơi được.


Đối với não bộ của những người chơi đàn piano sẽ hoạt động khác hẳn với một người bình thường. Bởi:


  1. Não của người chơi đàn piano được cân bằng nhiều hơn so với người không chơi đàn.


Chúng ta, khi mới sinh ra đều có xu hướng xử dụng một bên não nhiều hơn bên còn lại. Nhưng đối với những người chơi đàn piano dù là những người mới bắt đầu học, qua các bài học đàn ghép hai tay họ đã phải sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc mới có thể điều khiển được hai tay, chân, mắt và sự tập trung cao độ.


Khi đã chơi được đàn, người chơi đàn piano phải cân bằng và điều khiển được lực nặng của hai tay trong lúc luyện tập để tiếng đàn phát ra một cách cân xứng đúng kỹ thuật và có hồn. Để đạt được điều đó, não bộ phải phải được hoạt động một cách hiệu quả và vững chắc.


Lớp học piano cho người lớn - Anh Minh - Ngày Tết Quê Em


2. Người chơi đàn piano sẽ tự tin biểu đạt cảm xúc, thể hiện tình cảm, sống yêu thương - vui vẻ  và hạnh phúc hơn những người không học đàn piano.


Các bạn biết đấy, âm nhạc sẽ làm cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc và thỏa mái hơn. Tiếp xúc với âm nhạc, sẽ làm cho bạn trở thành một người chân thực, sống là chính mình và bộc lộ cảm xúc cua mình bằng âm nhạc.


Đặc biết đối với các cô, các chú, các bác đang sống chung với cái tuổi xế chiều, rất cần đến âm nhạc để làm bầu bạn.


3. Người chơi đàn piano có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc một cách logic và nhanh hơn người bình thường.


Một người chơi đàn piano sẽ kích hoạt được tất cả các thùy não, giúp họ tiếp cận và làm quen với việc cả hai bán cầu não được hoạt động và được rèn luyện hằng ngày qua các bản nhạc piano.



Lớp học piano cho người lớn - Ly Kha - Song From A Stormy Night



Điều đó đông nghĩa với việc người chơi đàn piano có thể dễ dàng làm nhiều việc một lúc, khả năng xử lý thông tin cũng như sự sáng tạo sẽ nhanh hơn người bình thường.


4. Họ có khả năng điều khiển và sử dụng não bộ một cách hiệu quả hơn.


Phần não bộ là nơi tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin. Nếu như việc não bộ của bạn được hoạt động hằng ngày, thì đó được xem là một chuyên môn trong việc bạn điều khiển và sử dụng được năng lượng của não bộ một cách hợp lí.


Sẽ dễ dang hơn trong việc giải phóng năng lượng đến các phần khác như là sự kết nối cảm xúc, tiết tấu và giai điệu của bản nhạc.


Một người chơi đàn piano là một người đặc biệt hơn so với người không chơi được đàn piano. Chỉ cần bạn có sự kiên trì, chịu khó tôi sẽ giúp bạn trở thành một người biết chơi đàn piano chỉ từ 2 đến 4 tháng. Mỗi ngày, bạn hãy dành ra 30 - 60 phút để tập luyện thì chẳng mấy chốc bạn chơi được đàn piano thôi.


Ai cũng có thể học và chơi được đàn piano, bạn đừng ngần ngại vì tuổi đã lớn không thể đi học được. Đam mê là không có ranh giới về tuổi tác bạn nhé. Hãy trở thành người đặc biệt ngay từ bây giờ nhé. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!


 Mai Hân

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN HỌC ĐÀN ĐƯỢC KHÔNG?

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN HỌC ĐÀN ĐƯỢC KHÔNG?


Mến chào bạn!


Trẻ bị chậm phát triển có học đàn được không?


Bé bị thiểu năng, chậm phát triển về trí tuệ thì nên học những gì?


Học đàn có giúp bé cải thiện được trí nhớ, sự tập trung cho bé chậm phát triển hay không?


Làm sao để trẻ bị chậm phát triển yêu thích và học đàn piano?
….


Có rất nhiều câu hỏi và cũng là nỗi băn khoăn lo lắng của các bậc làm cha, làm mẹ khi có con chậm phát triển về trí tuệ.


Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều cấp độ khác nhau. Trường hợp nhẹ bé vẫn có thể theo học tại các trường tiểu học, song kết quả kém và việc học sẽ khó khăn với các bạn đồng trang lứa.


Đối với các bé chậm phát triển, về trí nhớ, khả năng giao tiếp, xử lý thông tin,....của bé đều rất là chậm so với các bạn.



An Thuyên - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia




Anh Kiệt năm nay 7 tuổi là học viên của lớp học piano trẻ em Thủ Đức.


Và đối với các bé như vậy, thì cha mẹ cần làm gì?


Không ai yêu thương con bằng cha mẹ và không ai có thể đồng hành giúp con tốt hơn cha mẹ. Khi trẻ chậm phát triển dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị cho trẻ.


Một trong những phương pháp trị liệu tốt nhất cho trẻ được các quý phụ huynh tin tưởng và áp dụng trong quá trình chữa trị đó là cho trẻ học đàn piano để kích thích trí não mỗi ngày cho bé.


Bé Linh năm nay được 7 tuổi, nhà ở quận Thủ Đức. Bé là một trong những bé bị mắc căn bệnh chậm phát triển từ nhỏ. Mọi lời nói của bé thường không có chủ ngữ và vị ngữ, bé nhanh quên, nói lắp, khả năng xử lý thông tin cũng như mọi hoạt động của bé đều chậm hơn các bạn.


Bé Linh - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Trung Tâm Upponia.


Mẹ bé là một người cực ký tâm lý và kiên trì với con. Qua tìm hiểu, mẹ Linh biết được học piano là một phương pháp trị liệu tốt nhất cho quá trình chữa trị của bé.


Mẹ bé có đến tâm sự với cô, xin cho bé được học đàn tại trung tâm Upponia. Mẹ nói: “ Ban đầu cũng sợ đến đây cô không nhận vì bé chậm phát triển, nhưng qua tìm hiểu, chị thấy ở đây thực sự tốt cho bé. Nên chị cũng mong cố giáo giúp chị và bé. Cho bé học chung với các bạn để bé có môi trường học tập và vui chơi với các bạn.”


Thế là, bé được vào lớp học và học đàn chung với các bạn. Những ngày đầu bé không nói. Nhưng bé rất là ngoan và nghe lời cô.


Vì bé là một bé đặc biệt nên cách dạy và phương pháp học cũng khác với các bé.


Trong quá trình học piano bé sẽ có cảm giác vui tươi và thỏa mái hơn khi được cô giáo lồng ghép những trò chơi vào trong bài học.


Đọc nốt nhạc sẽ giúp bé cải thiện được khả năng nói lắp, ghi nhớ nốt nhạc.


Vẽ nốt, tô màu, trò chơi tìm nốt sẽ giúp bé linh hoạt và nắm chắc được vị trí nốt nhạc.


Khả năng quan sát và xử lý thông tin được nhanh hơn khi bé vừa đàn, vừa đọc nốt, nhịp chân cùng một lúc.


Bên cạnh đó, khả năng tập trung, sự kiên trì của bé sẽ được tăng lên mỗi ngày. Học piano giúp bé yêu đời và lạc quan hơn khi được tiếp xúc với âm nhạc.


Sau thời gian học đàn tại đây, bé tiến bộ hơn rất nhiều, bé có thể đàn và hát được những bài thiếu nhi đơn giản. Càng học, bé càng thích đàn nên đã được mẹ thưởng cho một cây đàn piano khi học được hai tháng.




Quỳnh Lam _ Thảo Vy_ Linh - lớp học piano trẻ em Thủ Đức.


Để bé thích và duy trì được đam mê. Các quý phụ huynh phải học và chơi cùng bé. Vì những bé như Linh, luôn muốn được quan tâm, chăm sóc, gần gũi từ ba, mẹ và thầy cô giáo.


Không nên đặt nặng vấn đề học hay gây áp lực cho bé. Khi trẻ làm tốt một việc gì đó, hãy khen ngợi và khích lệ tinh thần cho bé.


Đối với giáo viên dạy trẻ phải là một người kiên trì, nhiệt huyết với trẻ, có tri thức chuyên môn cứng cõi, cực kì tâm lý và yêu thương trẻ bằng tình cảm chân thật.

Nếu cha mẹ và thầy cô không tạo cho trẻ sự thích thú với môn học thì dù âm nhạc có tuyệt vời đến đâu, cũng khiến trẻ cảm thấy giờ học mệt mỏi, nặng nề, lâu dần sẽ tạo tâm lý ức chế, phản tác dụng giáo dục.


Vì thế, các quý phụ huynh hãy cùng với chúng tôi tạo cho các bé một môi trường âm nhạc thật là hồn nhiên và vui tươi. Để các bé có thể học và chơi đàn một cách hiệu quả nhất.


mai hân