TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN HỌC ĐÀN ĐƯỢC KHÔNG?
Mến chào bạn!
Trẻ bị chậm phát triển có học đàn được không?
Bé bị thiểu năng, chậm phát triển về trí tuệ thì nên học những gì?
Học đàn có giúp bé cải thiện được trí nhớ, sự tập trung cho bé chậm phát triển hay không?
Làm sao để trẻ bị chậm phát triển yêu thích và học đàn piano?
….
Có rất nhiều câu hỏi và cũng là nỗi băn khoăn lo lắng của các bậc làm cha, làm mẹ khi có con chậm phát triển về trí tuệ.
Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều cấp độ khác nhau. Trường hợp nhẹ bé vẫn có thể theo học tại các trường tiểu học, song kết quả kém và việc học sẽ khó khăn với các bạn đồng trang lứa.
Đối với các bé chậm phát triển, về trí nhớ, khả năng giao tiếp, xử lý thông tin,....của bé đều rất là chậm so với các bạn.
An Thuyên - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia
An Thuyên - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia
Anh Kiệt năm nay 7 tuổi là học viên của lớp học piano trẻ em Thủ Đức.
Và đối với các bé như vậy, thì cha mẹ cần làm gì?
Không ai yêu thương con bằng cha mẹ và không ai có thể đồng hành giúp con tốt hơn cha mẹ. Khi trẻ chậm phát triển dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị cho trẻ.
Một trong những phương pháp trị liệu tốt nhất cho trẻ được các quý phụ huynh tin tưởng và áp dụng trong quá trình chữa trị đó là cho trẻ học đàn piano để kích thích trí não mỗi ngày cho bé.
Bé Linh năm nay được 7 tuổi, nhà ở quận Thủ Đức. Bé là một trong những bé bị mắc căn bệnh chậm phát triển từ nhỏ. Mọi lời nói của bé thường không có chủ ngữ và vị ngữ, bé nhanh quên, nói lắp, khả năng xử lý thông tin cũng như mọi hoạt động của bé đều chậm hơn các bạn.
Bé Linh - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Trung Tâm Upponia.
Mẹ bé là một người cực ký tâm lý và kiên trì với con. Qua tìm hiểu, mẹ Linh biết được học piano là một phương pháp trị liệu tốt nhất cho quá trình chữa trị của bé.
Mẹ bé có đến tâm sự với cô, xin cho bé được học đàn tại trung tâm Upponia. Mẹ nói: “ Ban đầu cũng sợ đến đây cô không nhận vì bé chậm phát triển, nhưng qua tìm hiểu, chị thấy ở đây thực sự tốt cho bé. Nên chị cũng mong cố giáo giúp chị và bé. Cho bé học chung với các bạn để bé có môi trường học tập và vui chơi với các bạn.”
Thế là, bé được vào lớp học và học đàn chung với các bạn. Những ngày đầu bé không nói. Nhưng bé rất là ngoan và nghe lời cô.
Vì bé là một bé đặc biệt nên cách dạy và phương pháp học cũng khác với các bé.
Trong quá trình học piano bé sẽ có cảm giác vui tươi và thỏa mái hơn khi được cô giáo lồng ghép những trò chơi vào trong bài học.
Đọc nốt nhạc sẽ giúp bé cải thiện được khả năng nói lắp, ghi nhớ nốt nhạc.
Vẽ nốt, tô màu, trò chơi tìm nốt sẽ giúp bé linh hoạt và nắm chắc được vị trí nốt nhạc.
Khả năng quan sát và xử lý thông tin được nhanh hơn khi bé vừa đàn, vừa đọc nốt, nhịp chân cùng một lúc.
Bên cạnh đó, khả năng tập trung, sự kiên trì của bé sẽ được tăng lên mỗi ngày. Học piano giúp bé yêu đời và lạc quan hơn khi được tiếp xúc với âm nhạc.
Sau thời gian học đàn tại đây, bé tiến bộ hơn rất nhiều, bé có thể đàn và hát được những bài thiếu nhi đơn giản. Càng học, bé càng thích đàn nên đã được mẹ thưởng cho một cây đàn piano khi học được hai tháng.
Quỳnh Lam _ Thảo Vy_ Linh - lớp học piano trẻ em Thủ Đức.
Để bé thích và duy trì được đam mê. Các quý phụ huynh phải học và chơi cùng bé. Vì những bé như Linh, luôn muốn được quan tâm, chăm sóc, gần gũi từ ba, mẹ và thầy cô giáo.
Không nên đặt nặng vấn đề học hay gây áp lực cho bé. Khi trẻ làm tốt một việc gì đó, hãy khen ngợi và khích lệ tinh thần cho bé.
Đối với giáo viên dạy trẻ phải là một người kiên trì, nhiệt huyết với trẻ, có tri thức chuyên môn cứng cõi, cực kì tâm lý và yêu thương trẻ bằng tình cảm chân thật.
Nếu cha mẹ và thầy cô không tạo cho trẻ sự thích thú với môn học thì dù âm nhạc có tuyệt vời đến đâu, cũng khiến trẻ cảm thấy giờ học mệt mỏi, nặng nề, lâu dần sẽ tạo tâm lý ức chế, phản tác dụng giáo dục.
Nếu cha mẹ và thầy cô không tạo cho trẻ sự thích thú với môn học thì dù âm nhạc có tuyệt vời đến đâu, cũng khiến trẻ cảm thấy giờ học mệt mỏi, nặng nề, lâu dần sẽ tạo tâm lý ức chế, phản tác dụng giáo dục.
Vì thế, các quý phụ huynh hãy cùng với chúng tôi tạo cho các bé một môi trường âm nhạc thật là hồn nhiên và vui tươi. Để các bé có thể học và chơi đàn một cách hiệu quả nhất.
mai hân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét