Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

HÈ NÀY CHO BÉ HỌC ĐÀN PIANO Ở ĐÂU

HÈ NÀY CHO BÉ HỌC ĐÀN PIANO Ở ĐÂU

Mến chào bạn!




Trung Tâm Âm Nhạc Upponia

Hè này cho bé học đàn piano ở đâu?

"Tôi có con trai 7 tuổi sắp được nghỉ hè, nên muốn tìm cho bé một lớp học đàn piano để bé có thể vừa học vừa chơi trong mùa hè này. Tôi muốn tìm một trung tâm dạy đàn piano dành cho các bé, một nơi học vừa uy tính, chất lượng lại vừa phù hợp với túi tiền của tôi. Nếu trong mấy tháng hè bé học mà cảm thấy thích thì tôi sẽ sắp xếp thời gian cho bé học luôn."


Đây là một chia sẽ của chị Thuận, nhà ở quận Thủ Đức khi đến với chúng tôi, cũng là tâm sự chung của rất nhiều phụ huynh mỗi khi con em mình chuẩn bị kết thúc năm học.



Ti Na - lớp học piano trẻ em tại trung tâm Âm Nhạc Upponia

Cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu dịp hè là xu thế phố biến và được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, giữa hàng ngàng các trung tâm dạy đàn trên thành phố Hồ Chí Minh, chưa kể đến các lớp dạy đàn nhỏ do các thầy cô tự mở khiến chị Thuận hoang mang không biết nên cho con học đàn piano ở đâu tốt, mới phù hợp với bé.


Chị Thuận có chia sẽ thêm: " Năm bé nhà mình được 6 tuổi, tức là mới hè năm ngoái chị cũng đã cho bé học đàn tại một trung tâm gần nhà, nhưng học được một thời gian thì thấy bé không tiến bộ cho lắm, lại có dấu hiệu chán nản nên chị cho bé nghĩ. Nghĩ thì tiếc, vì muốn con mình biết chơi đàn, chị cũng thích đàn piano lắm mà lúc nhỏ không đủ điều kiện để học, giờ có con nên chị muốn con trai biết chơi đàn."



An Thuyên - lớp học piano trẻ em Thủ Đức Tại Upponia



Chị đắn đo suy nghĩ để tìm cho bé một trung tâm dạy đàn phù hợp với bé, phải có chương trình và phương pháp phù hợp với các bé như con chị, chị muốn cho bé học đàn trên lớp nhưng về nhà bé vẫn tự học được hoặc là học cùng với bố mẹ, để mẹ có thể học và chơi đàn cùng với con.


Chị đã tìm và liên hệ đến trung tâm, nhờ cô giáo tư vấn và phổ biến cách dạy cũng như giáo trình để chị hiểu thêm vè trung tâm. Ban đầu, ấn tượng của chị về trung tâm là sự gần gũi và nhiệt tình của cô giáo.


Sau cuộc nói chuyện với cô giáo, chị đã quyết định cho bé học thử tại trung tâm vài tháng. Bên cạnh đó, chị còn được cô giáo hướng dẫn cách để học đàn cùng con tại nhà và chỉ sau vài tháng chị đã thấy sự tiến bộ của bé.



Xuân Nhi - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia



Học là hiểu - học phải chơi được là điều mà ai cũng mong muốn khi cho con mình theo học bất cứ môn học nào, không riêng gì đàn piano.


Để trẻ học được - chơi được, trẻ hứng thú và duy trì được đam mê trước hết giáo viên dạy bé phải là một người cực kì tâm lí, hiểu được các bé, chơi và đồng hành cùng với bé như những người bạn thực sự.


Trước những băng khoăn của của chị Thuận và tất cả các phụ huynh, ai cũng đều mong muốn cho các con của mình có một mùa hè đầy ý nghĩa để con có thể học vừa chơi trong một tinh thân vui vẻ và thỏa mái.


Tại Trung Tâm Âm Nhạc Upponia đã chuẩn bị và khai giảng khóa học bé vui học đàn.



Các học viên nhí của trung tâm Upponia



Tại đây, các bé sẽ được tham gia các hoạt động và được giao lưu với tất cả các bạn tại trung tâm thông qua các hoạt động ngoại khóa diễn ra đúng vào dịp hè.


Để cho bé có sân chơi trong dịp hè này. Định kì 3 - 4 tháng, tại trung tâm sẽ tổ chức chương trình biểu diễn cho tất cả các học viên tại trung tâm. Và chủ để của chương trình biểu diễn lần này sẽ là “ mùa hè cho em “ được diễn ra vào cuối tháng 5.


Qua những hoạt động ngoại khóa và chương trình biểu diễn âm nhạc như vậy sẽ là một sân chơi âm nhạc bổ ích dành cho các bé. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho bé sự tự tin, mạnh dạn khi thể hiện mình trước đám đông.


Với mong muốn, tạo được một sân chơi bổ ích cho các em thiếu nhi. Là một nơi bồi dưỡng năng khiếu và duy trì niềm đam mê cho các bé, chúng tôi đã nổ lực không ngừng nghĩ để đem đến những điều tốt nhất cho thế hệ mầm non của đất nước với hi vọng đây sẽ là một bước khởi đầu để đưa các em đến con đường thành công.

BÍ QUYẾT KHƠI DẬY ĐAM MÊ ÂM NHẠC CHO BÉ

BÍ QUYẾT KHƠI DẬY ĐAM MÊ ÂM NHẠC CHO BÉ


Mến chào bạn!


Sự đam mê khơi nguồn sáng tạo, sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.


Một số quan điểm cho rằng, niềm đam mê âm nhạc là do tự phát, theo đó niềm đam mê không thể nào tự tạo ra hay thay đổi được.


Nhưng đam mê suy cho cùng là cách con người thể hiện cảm xúc tích cực với một điều gì đó. Đã là cảm xúc thì mang tính chủ quan và có thể tạo ra hay thay đôi được nếu như biết cách "chèo lái" tâm lí cho phù hợp. Đối với âm nhạc cũng vậy.




Học viên và phụ huynh của trung tâm Âm Nhạc Upponia



Các quý phụ huynh có thể tạo cho các bé niềm đam mê với âm nhạc bằng cách điều chỉnh cách nhìn về âm nhạc.


Các bạn muốn bé nhà mình biết chơi đàn piano, muốn bé học và theo đuổi đến cùng thì hãy tạo cho bé một cách nhìn gần gũi, yêu thích với đàn piano nhé. Bí quyết khơi dậy đam mê âm nhạc cho bé là:


  1. Hãy tạo môi trường âm nhạc cho bé ngay từ khi còn nhỏ.


Độ tuổi lí tưởng cho bé học và làm quen với đàn piano là từ 4 - 6 tuổi, vì ở độ tuổi này các bé đã có sự tập trung nhất định, có khả năng ghi nhớ, bàn tay chân bắt đầu có sự khéo léo. Nếu được học piano ở độ tuổi này hệ vận động tay chân mắt, sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng quan sát, sự tập trung được phát triển cao nhất.


Còn đối với các bé từ 0 - 4 tuổi, để tạo cho bé một niềm đam mê với âm nhạc thì bé phải được sống chung với âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ.




Bích Hà & Nguyễn Chấn - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia



Cho bé nghe nhạc hằng ngày, âm nhạc kích hoạt não trái và não phải hoạt động đồng thời. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái thì nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu.

Khi nghe nhạc, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn để phân biệt, vì thế sẽ tạo nên các đường mòn thần kinh nhiều hơn. Điều này giúp trẻ tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh hơn khi lớn lên.


Nghe nhạc nhiều, bé sẽ thấm được và yêu thích âm nhạc theo một cách tự nhiên nhất.


2. Thay đổi cách nhìn về âm nhạc.


Chơi đàn piano để giải trí, giải tỏa căng thẳng cho bé chớ không phải cách nhìn học cho bằng với con nhà người ta, phải học cho thật giỏi, … nếu đặt cho cả con, lẫn bố và mẹ tâm lí như vậy thì sẽ tạo cho bé một áp lực rất là lớn, dần dần sẽ khiến bé mệt mỏi và mất dần đi niềm đam mê với âm nhạc.


3. Tìm ra được cái hay, thú vị và mới mẻ khi cho bé tiếp xúc với âm nhạc.


Tiếp xúc và làm quen với âm nhac, cụ thể và gần với bé hơn là cho bé học và chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bé cảm thấy yêu thích nhất..


Ở đây mình sẽ nói rõ hơn về đàn piano, nếu bé học đàn piano. Bé sẽ được khám phá và trải nghiệm những gì mới mẻ nhất mà trước đây bé chưa bao giờ được chơi với nó.





Trí Kiệt - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia



Hãy nói cho bé nghe về những lợi ích mà đàn piano có thể mang lại cho con, hãy cho bé thấy được chơi với đàn piano là một điều hạnh phúc.


Đơn giản khi bé chơi được một bài nhạc thiếu nhi mà bé yêu thích, bé sẽ cảm thấy rất là hào hứng, thích thú khi mình đã biết chơi đàn.

Khi đên lớp học đàn, bé sẽ được gặp gỡ, giao lưu cùng với các bạn, bé sẽ có thêm rất nhiều bạn bè, sẽ được học và chơi những trò chơi về âm nhạc cùng với các bạn.


4. Tìm một trung tâm âm nhạc chất lượng, uy tín có phương pháp và giáo trình phù hợp với bé.


Việc bé có học được - chơi được đan paino hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình học và giáo trình piano dành cho bé.


Giáo trình piano cho bé phải là một giáo trình đơn giản, dễ hiểu nhất. Giáo trình phải đi từng bước nhỏ, thật chậm và dễ hiểu để bé mới có thể học được.


Trong quá trình học phải chia nhỏ từng chút một để bé có thể thực hành một cách dễ nhất, sau đó tăng độ khó lên dần theo khả năng của từng bé.






Thùy Trang - học viên nhí của trung tâm Upponia



5. Phương pháp học phải tạo được hứng thú, niềm vui cho bé.


Để duy trì được đam mê, bé phải yêu thích đàn piano. Vì thế trong một giờ học đàn của bé tại lớp, cô giáo sẽ hướng dẫn theo phương pháp học mà chơi để bé không nhàm chán.


Khả năng tập trung của các bé rất là thấp, khoảng từ 5 - 10 phút. Nên khi tập trên đàn xong bé sẽ được tham gia vào các trò chơi như: Vẽ nốt tô màu, đố vui đọc tên nốt, trốn tìm đoán tên, … để giúp bé học đàn vừa vui mà đem lại hiệu quả cao.


6. Bố mẹ phải học và chơi cùng với con.


Bạn chơi cùng con và luyện tập đàn cùng con cũng giống như bạn đưa đến cho con một người bạn thân thiết cùng con tiến bộ. Bé sẽ cảm thấy được sự gần gũi, quan tâm từ bố mẹ. Để tạo động lực cho bé bố và mẹ đừng quen khen ngợi, khích lệ và động viên bé.


Bố mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con, để đưa con đến con đường thành công bố, mẹ nhé.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

CHIA SẼ KINH NGHIỆM DẠY ĐÀN PIANO CHO BÉ

CHIA SẼ KINH NGHIỆM DẠY ĐÀN PIANO CHO BÉ

Chào các bạn!

Thật vui vì ngày càng có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến việc giúp con phát triển trí não, cơ thể và tinh thần của con bằng nhiều phương pháp, trong đó âm nhạc là một trong những phương pháp được rất nhiều quý phụ huynh lựa chọn để giúp các con của mình ngày càng phát triển một cách toàn diện, vững chắc và đầy đủ hơn.



An Thuyên - lớp piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia


Để bé tiếp xúc với âm nhạc một cách sâu hơn, song song với việc cho bé nghe nhạc hằng ngày thì việc chọn cho bé theo học một môn nhạc cụ được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi những lợi ích mà chúng mang lại rất tốt cho sự phát triển của bé.

Lang thang vào các diễn đàn mình thấy có rất nhiều cha, mẹ hoang mang về phương pháp học đàn piano cho con, làm để nào để con thích học đàn, giáo trình học dàn cho bé, bé bao nhiêu tuổi học được đàn piano, tìm chỗ học đàn tốt nhất cho bé,  ….Rất rất nhiều vấn đề mà hầu hết các quý phụ huynh khi muốn cho con đi học đàn piano đều mắc phải.

Vì cũng có duyên với âm nhạc, nên mình đã được tiếp xúc với âm nhạc từ năm 15 tuổi học khi được theo học các sơ trong nhà thờ, lớn lên mình đi học chuyên hơn về đàn piano và dạy đàn khi mình chưa được 20 tuổi, đến nay mình cũng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cho việc giảng dạy rồi.

Tiếp xúc với các bé một thời gian rất là lâu, cùng với kinh nghiệm của một người mẹ, mình hiểu được tâm lí cũng như suy nghĩ của con trẻ. Và bài viết sau đây mình xin chia sẽ đến các bố, các mẹ kinh nghiệm dạy piano cho bé.



Trâm Anh - Lớp học Piano trẻ em Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia


Với các bé, để bé yêu thích và duy trì được đam mê với đàn piano rất là khó. Trẻ rất nhanh thích nhưng cũng mau chán.

Để bé thích học đàn piano, trước tiên phải làm sao để bé biết chơi đàn, biết đàn được những bài thiếu nhi mà bé yêu thích. Tạo cho bé một cảm giác được học, được chơi với đàn piano chớ không phải là bị ép học hay phải học đàn piano theo mong muốn của ba mẹ.

Bé sẽ được chơi đàn trong tâm lí thỏa mái, vui tui và thư giản cùng với nhưng giai điệu quen thuộc, sẽ làm bé cảm thấy yêu thích học đàn hơn.


Giáo viên nhạc sẽ là người cùng con khám phá một thế giới hoàn toàn mới - thế giới của âm nhạc. Đó không chỉ là người mang đến kiến thức cho con mà còn phải là người bạn, người đồng hành tận tụy, nhạy bén và tâm lí, có kinh nghiệm dẫn dắt bé đến với âm nhạc một cách tự nhiên và say sưa nhất. Đó mới là người bạn đồng hành tuyệt vời …

Phương pháp dạy dàn piano cho bé phải là một phương pháp dễ hiểu, dễ học và tạo được hứng thú cho bé.



Thảo Vy - Lớp học Piano trẻ em Thủ Đức tại trung tâm Âm Nhạc Upponia

Trong quá trình học, bé sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi cùng với cô giáo và các bạn sau khi tập thực hành trên đàn được khoảng 5 10 phút. Vì khả năng tập trung của bé không được lâu nên cô giáo sẽ lồng ghép các trò chơi như vẽ nốt tô màu, trốn tìm đọc nốt,... để các bé hứng thú hơn trong quá trình học.

Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi như vậy khi cho các bé tập đàn tại nhà nhé.

Các mẹ có thắc mắc gì về học và dạy đàn cho con thì cứ comment ở dưới bài nhé. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ. ;);)

Chúc cho sự nghiệp "làm bạn với kiến thức của con" của chúng ta sẽ ngày một "tươi sáng" và "nở hoa"....

Mai Hân

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

HƯỚNG DẪN CÁCH DẠY ĐÀN TẠI NHÀ CHO BÉ

HƯỚNG DẪN CÁCH DẠY ĐÀN TẠI NHÀ CHO BÉ

Mến chào bạn!

Khi bắt đầu cho trẻ học bất cứ môn học nào, các quý phụ huynh đều quan tâm việc cho trẻ học và luyện tập thêm tại nhà. Đơn giản khi bạn cho bé đi học đàn piano, thời gian bé học tại trung tâm dạy đàn khá là ít ỏi, vì vậy việc luyện tập và thực hành tại nhà cho tay quen dần với phím đàn và cảm giác tay tốt là một điều vô cùng quan trọng cho bé.

Để bé yêu thích và duy trì được niềm đam mê với đàn piano. Bố mẹ và giáo viên dạy bé phải làm sao cho bé hứng thú với việc được học đàn. Cho bé học đàn với một tâm lí thỏa mái, như một cuộc dạo chơi, khám phá thế giới bên ngoài và không nên đặt nặng vấn đề, gây áp lực cho bé.



Thùy Trang & Hoài Phúc tại trung tâm Âm Nhạc Upponia


Để trẻ có thể học đàn piano ở nhà khi không có giáo viên hướng dẫn, các quý phụ huynh phải là người biết và hiểu được cách hướng dẫn dạy đàn tại nhà cho bé.

Trên lớp, cô giáo sẽ hướng dẫn và cho bé học đàn theo phương pháp vừa học vừa chơi. Tức là trong quá trình học, cô giáo sẽ lồng ghép nhiều trò chơi như tìm nốt, vẽ nốt tô màu, vừa hát vừa đàn, đoán tên nốt nhac,...vào trong bài học cho bé để bé hứng thú hơn và yêu thích hơn với những giờ học đàn.

Và sau đây mình xin chia sẽ cách dạy đàn piano tại nhà cho bé để quý phụ huynh tham khảo và áp dụng cho các bé khi bé tự học ở nhà.

Trước tiên, khi dạy được trẻ, các bố, các mẹ phải là người hiểu và biết cách dạy về đàn piano.



Thùy Trang - Lớp Piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia


Đầu tiên, các bạn phải nhớ và nắm được vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. Để nhận biết và đọc được nốt nhạc. Các quý phụ huynh huynh có thể tham khảo bài viết sau đây: Cách đọc nốt nhạc nhanh nhất.

Tiếp đến là vị trí của 7 nốt nhạc trên phím đàn. Mình sẽ có 7 bạn tên là Đồ, rê, mi, fa, sol, la, si lặp đi lặp lại trên phím đàn. Trên đàn sẽ có chùm hai phím đen mình sẽ gọi đó là ngôi nhà nhỏ và chùm ba phim đen là ngôi nhà lớn.


Ngôi nhà nhỏ có hai cửa sổ màu đen ( chùm hai phím đen ) sẽ có ba thành viên là bố, mẹ và con. Đứng giữa hai cửa sổ màu đen sẽ là con, bạn ấy tên là rê ( vừa đàn xuống và cho bé đọc tên cho nhớ vị trí nốt nhạc ).


Tiếp đến sẽ là người bố đứng cạnh phía bên trái bạn rê là đô, bố sẽ tên đô các con nhé. Và mẹ đứng bên phải sẽ tên là mi. Cả gia đình ngôi nhà nhỏ sẽ có bố đô, mẹ mi và con rê đứng giữa.


Gia đình lớn sẽ có 4 thành viên, hai bạn nằm ở giữa sẽ là em sol và anh la. Bố nằm ngoài cùng bên trái tên là fa, mẹ nằm phía ngoài cùng bên phải tên là si.


Đây cũng là cách nói và hướng dẫn cho bé tại nhà cho bé, phụ huynh hãy đặt tên và gọi các nốt nhạc là bạn như: bạn đồ, bạn rê, bạn mi,...Để bé cảm nhận được tình bạn ,sự gần gũi, thỏa mái trong quá trình học và chơi đàn.



Thanh Ngân - Lớp Piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia


Học đàn và chơi được đàn piano đoi hỏi cả một quá trình lâu dài, kiên trì, chăm chỉ luyện tập mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Học đàn là không nôn nóng, hấp tấp hay nóng vội được, cũng không nên ép trẻ học quá nhiều trong một lúc. Hãy chia nhỏ thời gian ra để bé tập luyện hằng ngày.

Sáng trước khi đi học, hãy cho bé dạy sớm 15 phút để tập đàn, tối về trước khi làm bài tập về nhà cho bé học khoảng 10 - 15 phút và tối trước khi đi ngủ con hãy đàn cùng với mẹ rồi cùng đi ngủ. Đó cũng là một khung giờ để quý phụ huynh tham khảo áp dụng cho các bé.

Trong mỗi lần học tại nhà, các quý phụ huynh hãy cho bé tập đàn xen kẻ với các trò chơi như vẽ nốt tô màu, chơi trò chơi trốn tìm đọc nốt cùng với bé hay bé đàn mẹ hát theo,....

Các phụ huynh hãy học và chơi đàn cùng con. Đừng để trẻ học một mình trẻ sẽ nhanh chán và không muốn học nữa. Đừng quên khen ngợi khi trẻ làm đúng, khuyến khích và động viên những gi trẻ chưa làm được hay gặp khó khăn trong cuộc sống. Hãy đồng hành cùng với con, hiểu được tâm lí của con để giúp con phát triển một cách tốt nhất các bố, các mẹ nhé.