BÍ QUYẾT KHƠI DẬY ĐAM MÊ ÂM NHẠC CHO BÉ
Mến chào bạn!
Sự đam mê khơi nguồn sáng tạo, sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một số quan điểm cho rằng, niềm đam mê âm nhạc là do tự phát, theo đó niềm đam mê không thể nào tự tạo ra hay thay đổi được.
Nhưng đam mê suy cho cùng là cách con người thể hiện cảm xúc tích cực với một điều gì đó. Đã là cảm xúc thì mang tính chủ quan và có thể tạo ra hay thay đôi được nếu như biết cách "chèo lái" tâm lí cho phù hợp. Đối với âm nhạc cũng vậy.
Học viên và phụ huynh của trung tâm Âm Nhạc Upponia
Học viên và phụ huynh của trung tâm Âm Nhạc Upponia
Các quý phụ huynh có thể tạo cho các bé niềm đam mê với âm nhạc bằng cách điều chỉnh cách nhìn về âm nhạc.
Các bạn muốn bé nhà mình biết chơi đàn piano, muốn bé học và theo đuổi đến cùng thì hãy tạo cho bé một cách nhìn gần gũi, yêu thích với đàn piano nhé. Bí quyết khơi dậy đam mê âm nhạc cho bé là:
- Hãy tạo môi trường âm nhạc cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Độ tuổi lí tưởng cho bé học và làm quen với đàn piano là từ 4 - 6 tuổi, vì ở độ tuổi này các bé đã có sự tập trung nhất định, có khả năng ghi nhớ, bàn tay chân bắt đầu có sự khéo léo. Nếu được học piano ở độ tuổi này hệ vận động tay chân mắt, sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng quan sát, sự tập trung được phát triển cao nhất.
Còn đối với các bé từ 0 - 4 tuổi, để tạo cho bé một niềm đam mê với âm nhạc thì bé phải được sống chung với âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bích Hà & Nguyễn Chấn - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia
Cho bé nghe nhạc hằng ngày, âm nhạc kích hoạt não trái và não phải hoạt động đồng thời. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái thì nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu.
Khi nghe nhạc, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn để phân biệt, vì thế sẽ tạo nên các đường mòn thần kinh nhiều hơn. Điều này giúp trẻ tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh hơn khi lớn lên.
Khi nghe nhạc, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn để phân biệt, vì thế sẽ tạo nên các đường mòn thần kinh nhiều hơn. Điều này giúp trẻ tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh hơn khi lớn lên.
Nghe nhạc nhiều, bé sẽ thấm được và yêu thích âm nhạc theo một cách tự nhiên nhất.
2. Thay đổi cách nhìn về âm nhạc.
Chơi đàn piano để giải trí, giải tỏa căng thẳng cho bé chớ không phải cách nhìn học cho bằng với con nhà người ta, phải học cho thật giỏi, … nếu đặt cho cả con, lẫn bố và mẹ tâm lí như vậy thì sẽ tạo cho bé một áp lực rất là lớn, dần dần sẽ khiến bé mệt mỏi và mất dần đi niềm đam mê với âm nhạc.
3. Tìm ra được cái hay, thú vị và mới mẻ khi cho bé tiếp xúc với âm nhạc.
Tiếp xúc và làm quen với âm nhac, cụ thể và gần với bé hơn là cho bé học và chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bé cảm thấy yêu thích nhất..
Ở đây mình sẽ nói rõ hơn về đàn piano, nếu bé học đàn piano. Bé sẽ được khám phá và trải nghiệm những gì mới mẻ nhất mà trước đây bé chưa bao giờ được chơi với nó.
Trí Kiệt - Lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia
Hãy nói cho bé nghe về những lợi ích mà đàn piano có thể mang lại cho con, hãy cho bé thấy được chơi với đàn piano là một điều hạnh phúc.
Đơn giản khi bé chơi được một bài nhạc thiếu nhi mà bé yêu thích, bé sẽ cảm thấy rất là hào hứng, thích thú khi mình đã biết chơi đàn.
Khi đên lớp học đàn, bé sẽ được gặp gỡ, giao lưu cùng với các bạn, bé sẽ có thêm rất nhiều bạn bè, sẽ được học và chơi những trò chơi về âm nhạc cùng với các bạn.
4. Tìm một trung tâm âm nhạc chất lượng, uy tín có phương pháp và giáo trình phù hợp với bé.
Việc bé có học được - chơi được đan paino hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình học và giáo trình piano dành cho bé.
Giáo trình piano cho bé phải là một giáo trình đơn giản, dễ hiểu nhất. Giáo trình phải đi từng bước nhỏ, thật chậm và dễ hiểu để bé mới có thể học được.
Trong quá trình học phải chia nhỏ từng chút một để bé có thể thực hành một cách dễ nhất, sau đó tăng độ khó lên dần theo khả năng của từng bé.
Thùy Trang - học viên nhí của trung tâm Upponia
5. Phương pháp học phải tạo được hứng thú, niềm vui cho bé.
Để duy trì được đam mê, bé phải yêu thích đàn piano. Vì thế trong một giờ học đàn của bé tại lớp, cô giáo sẽ hướng dẫn theo phương pháp học mà chơi để bé không nhàm chán.
Khả năng tập trung của các bé rất là thấp, khoảng từ 5 - 10 phút. Nên khi tập trên đàn xong bé sẽ được tham gia vào các trò chơi như: Vẽ nốt tô màu, đố vui đọc tên nốt, trốn tìm đoán tên, … để giúp bé học đàn vừa vui mà đem lại hiệu quả cao.
6. Bố mẹ phải học và chơi cùng với con.
Bạn chơi cùng con và luyện tập đàn cùng con cũng giống như bạn đưa đến cho con một người bạn thân thiết cùng con tiến bộ. Bé sẽ cảm thấy được sự gần gũi, quan tâm từ bố mẹ. Để tạo động lực cho bé bố và mẹ đừng quen khen ngợi, khích lệ và động viên bé.
Bố mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con, để đưa con đến con đường thành công bố, mẹ nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét