KINH NGHIỆM CỦA CHA MẸ TRƯỚC KHI CHO CON HỌC ĐÀN
Mến chào bạn!
Ngày xưa, đàn piano xem như là một môn nghệ thuật dành cho người khá giả, được xếp vào một môn học năng khiếu dành cho quý tộc. Ngày ấy, việc dạy đàn piano cũng không phổ biến như bây giờ piano trở thành một món đồ âm nhạc xa xỉ, mua được đàn piano không phải là một điều đơn giản.
Vài năm trở lại đây, cuộc sống vật chất đầy đủ và sung túc hơn. Việc học đàn piano đã trở nên phổ biến hơn khi các bậc phụ huynh luôn muốn con mình có sự phát triển toàn diện nhất.
Bé Khang - học viên của lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại TT ÂN Upponia
Để đáp ứng được nhu cầu học đàn piano dành cho các bé, cho tất cả mọi người đam mê đàn piano, rất nhiều trường, trung tâm dạy đàn piano mở ra dành cho mọi lứa tuổi.
Nhưng trước khi cho con đi học đàn, các quý phụ huynh nên đọc bài viết này để hiểu hơn về kinh nghiệm của cha mẹ trước khi cho con học đàn piano và biết thêm kinh nghiệm cho trẻ học đàn là như thế nào?
Nhiều phụ huynh khi còn nhỏ, cũng thích và đam mê đàn piano lắm nhưng không có điều kiện để theo học. Giờ lớn rồi thì lại không có thời gian, nên hầu hết các bố, các mẹ cho con đi học đàn piano từ nhỏ luôn gửi gắm những ước mơ thuở nhỏ của mình cho con, mong muốn con có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Bộ ba Thanh Ngân - Xuân Nhi và Minh Quân là bạn thân của nhau khi được học đàn chung một giờ tại Trung Tâm ÂN Upponia
Chính vì sự kì vọng quá nhiêu của bố mẹ với con, nên một số phụ huynh rất là nghiêm khắc trong việc học đàn của con, làm sao để con học không được thua kém chúng bạn, học phải thật giỏi, không được lơ là,...
Từ những suy nghĩ đó, mà nhiều bậc làm cha, làm mẹ tạo ra áp lực cho con, khiến con sơ học đàn, không con hứng thú với việc học đàn hay chơi đàn nữa.
Ở độ tuổi hồn nhiên, sống trong sự bao bọc của gia đình trẻ sẽ chưa biết được cái gi tốt cho trẻ, sẽ chưa hiểu được bố, mẹ làm như vậy là muốn tốt cho mình, mà trẻ chỉ nghe được những lời quát mắng, ép buộc trẻ phải học đàn thì chúng sẽ sớm nãy sinh ra tâm lí chán nản, hờn ghét và ghét luôn cả cây đàn piano, vì trẻ sẽ nghĩ tại đàn piano mà bố mẹ la mình,....
Thanh Ngân - lớp học piano trẻ em Thủ Đức
Vì thế, để tránh những trường hợp trên, bố mẹ phải thật là tâm lí và nhẹ nhàng với trẻ. Bố ,mẹ phải luôn đồng hành cùng con, học cùng con, chơi với con và động viên, khích lệ khi con gặp khó khăn trong quá trinh học đàn.
Học đàn piano không nên hấp tấp, nóng vội mà phải thật là kiên trì, nhẫn nại.
Để trẻ yêu thích khi học đàn piano, các quý phụ huynh nên chọn cho con minh một giáo viên dạy đàn piano tâm huyết, nhiệt tình và yêu nghề. Một người giáo viên yêu trẻ, hiểu được tâm lí trẻ, đặc biệt là phải truyền được cảm hứng cho trẻ.
Môi trường học tập có vai trò rất quan trọng với trẻ, khi trẻ đến lớp học, chỉ có đàn piano và thấy các bạn học, mình cũng học, trẻ sẽ tập trung hơn.
Còn khi về nhà, xung quanh trẻ là những cám dỗ như ti vi, máy tính, truyện, trò chơi, game,...sẽ làm trẻ mất tập trung. Các phụ huynh hãy giúp trẻ tập trung vào việc tập đàn bằng cách hạn chế bật tivi hay các thiết bị điện tử với âm thanh lớn; dạy trẻ cách phân bố thời gian hợp lý.
Thảo Vy - lớp học piano trẻ em Thủ Đức tại Upponia
Tuy nhiên đừng ép trẻ tập đàn khi trẻ không muốn, cách tốt nhất là xây dựng cho trẻ thói quen tập đàn từ 10 đến 30 phút mỗi ngày và chia nhỏ thời gian tập ra mỗi lần khoảng 5 - 10 phút. Tập nhiều một lúc và ít lần một tuần sẽ không hiệu quả bằng tập vừa đủ thời gian nhưng duy trì đều đặn hàng ngày.
Bố mẹ hãy trở thành một người bạn, một người thầy để đồng hành cùng con giúp con thêm yêu đàn piano và thành công trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét